[TIỂU SỬ]
Đồng chí Lý Tự Trọng, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914 tại làng Bản May, tỉnh Nakhonphanom, Thái Lan trong một gia đình Việt Kiều yêu nước Quê gốc của Lý Tự Trọng ở xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1926, chỉ mới 11 tuổi, anh được tổ chức Việt Nam Thanh niên đồng chí Hội chọn sang Quảng Châu học tập và được đồng chí Nguyễn Ái Quốc đưa vào nhóm “Thiếu niên Tiền phong Việt Nam’, một hình thức tổ chức thanh thiếu niên cộng sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Năm 1929, anh về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 09/02/1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tại Sài Gòn, để bảo vệ đồng chí Phan Bội Châu diễn thuyết trước quần chúng, anh đã rút súng bắn chết tên mật thám Pháp Legand. Anh bị địch bắt và tra tấn hết sức dã man nhưng nhất quyết không khai nửa lời.
Năm 1931, thực dân Pháp kết án tử hình khi anh chưa đủ 18 tuổi. Đứng trước cái chết, Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh đã dọng dạc nói tại phiên tòa: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Ngày 21/11/1931, trước khi lên máy chém anh gọi nhiều lần “VIỆT NAM” thân yêu và hát vang bài “QUỐC TẾ CA”.
(Nhấn vào từng ảnh để xem chi tiết nội dung)
© Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam