Bấm Play để nghe thuyết minh
Danh thiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Báo “Xung Fong” năm 1947 từ chiến khu Việt Bắc về Hải Dương theo đường giao thông kháng chiến. Danh thiếp gồm 2 khổ thơ lục bát bằng chữ quốc ngữ và có in tên Hồ Chí Minh.
Giữa năm 1947, báo Xung Fong do những thiếu niên kháng chiến viết vang lừng cả tỉnh Hải Dương và cả những tỉnh bạn như Hưng Yên, Hà Nam, Hải Phòng. Thời gian ấy, chủ bút Quản Tập được Tỉnh ủy và Tỉnh đoàn Hải Dương gọi lên để gây dựng tờ Xung Fong thành “cơ quan của trẻ em yêu nước tỉnh Hải Dương”. Lúc đầu, Báo Xung Fong ra đời được chép tay trên giấy vở học sinh bằng chữ quốc ngữ, ra 12 trang và có hình ảnh được tô màu, sau đó được in hẳn hoi. Ông Quản Tập kể: “Tờ báo được in khá đẹp nên cứ mỗi số báo ra chúng tôi lại cẩn thận gửi tặng Bác Hồ một số”. Một buổi chiều, Gia Tiến được cử lên tỉnh nhận công văn. Suốt dọc đường về, Gia Tiến vừa thắc mắc và nóng lòng khi nhận được một công văn rất lạ: một phong bì nhỏ xíu bằng bao thuốc lá được làm bằng giấy từ vỏ bao ximăng, một loại giấy rất dai, khó thấm nước trên ghi “Kính gửi báo Xung Phong, cơ quan của trẻ em yêu nước tỉnh Hải Dương”. Cả tòa soạn tập trung mở “chiếc công văn lạ” và cùng vỡ òa niềm vui: “Bên trong có một tấm danh thiếp của Bác Hồ. Một mặt in tên Bác bằng chữ Hán; mặt kia in tên Bác bằng chữ quốc ngữ kèm bài thơ lục bát. Ngay số báo hôm sau, tấm danh thiếp của Bác được chủ bút Quản Tập vẽ lại và đăng trang trọng ở trang giữa (trang quan trọng nhất của báo Xung Phong).
@Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam